为了正常的体验网站,请在浏览器设置里面开启Javascript功能!
首页 > Sơn Tinh

Sơn Tinh

2013-03-26 7页 doc 27KB 29阅读

用户头像

is_303848

暂无简介

举报
Sơn TinhSơn Tinh -Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu ...
Sơn Tinh
Sơn Tinh -Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha yêu thương rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến, xin ra mắt nhà vua để cầu hôn. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò mưa, mưa tới - Chàng này tên gọi là Thủy Tinh. Một người là chúa của miền non cao, một người là chúa của vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng cả. Hùng Vương băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai. Nhà vua cho mời các quan lạc hầu vào bàn mà vẫn không tìm được kế hay. Cuối cùng, Hùng Vương phán rằng: - Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai, nếu ai đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, thì được rước dâu về. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão đùng đùng rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa. Sơn Tinh không hề nao núng, dùng phép màu bốc từng quả đồi, di từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về. Từ đó, oán ngày càng thêm nặng, thù ngày càng thêm sâu, không năm nào Thủy Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh cũng thua, phải bỏ chạy. Phạm Ngọc Hy (kể ) Lời bình Truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" (còn được gọi là "Sự tích Thánh Tản" hoặc "Tản Viên Sơn Thần") cốt truyện ngắn gọn, đơn giản nhưng nội dung ý nghĩa rất dồi dào, phong phú, hình thức nghệ thuật rất độc đáo. Trước hết, hãy nói về đặc điểm thể loại của truyện này. Đây là thần thoại hay truyền thuyết? Từ nhiều năm nay, truyện "Sơn Tinh - Thủy Tinh" đã thường xuyên có mặt trong Sách giáo khoa Văn học trường phổ thông. Nhưng chưa có sự nhất quán trong việc xác định thể loại của truyện này giữa những người soạn sách và những lần xuất bản. Đối chiếu với chức năng và đặc điểm cơ bản của thần thoại và truyền thuyết thì truyện này mang tính chất của cả hai loại truyện, nhưng chủ yếu là thần thoại. Tính chất truyền thuyết thể hiện rõ nhất là ở nhân vật "Hùng Vương thứ 18", nhưng Hùng Vương và Mị Nương đều là những nhân vật thứ yếu ở trong truyện. Hai nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh, cả hai đều là nhân vật mang tính chất huyền thoại. Truyện tập trung phản ánh và thể hiện sự xung đột của hai thần (thần Nước và thần Núi). Vì thế có người đã gọi truyện này là cuộc "Chiến tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh". Đó là sự phản ánh và lý giải dưới hình thức hoang đường, huyền thoại hiện tượng lụt bão diễn ra hằng năm ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang cổ đại, tiền thần của nước Việt Nam bây giờ. Sơn Tinh là thần núi nhưng không phải thần núi nói chung (mang tính phiếm chỉ) mà là thần núi Tản Viên. Thủy Tinh là thần nước, nhưng cũng không phải thần Nước nói chung (như "Thủy Thần" hay "Thần Biển" mà là Thần Nước vùng sông Hồng, sông Đà, sông Thao... Nói cách khác, đó là thần núi và thần nước trên lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng. Vì thế cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều thần phục, tôn kính vua Hùng, đều muốn lấy Mị Nương và làm "phò mã" của nhà vua. Và khi không lấy được Mị Nương thì Thủy Tinh chỉ dám tức giận và đuổi đánh Sơn Tinh chứ không dám trách cứ gì vua Hùng cả. Điều đó thật kỳ lạ, và trái với lô-gich thông thường của xã hội loài người. Bởi vì, cứ theo truyện kể thì Sơn Tinh không hề có lỗi. Chàng lấy được Mị Nương chỉ vì chàng đã đem đồ sính lễ đến trước Thủy Tinh, đúng như lời thách cưới của Hùng Vương. Chung quanh việc này có nhiều điều thú vị đáng nói. Một là, nó chứng tỏ truyện này chỉ có thể được xây dựng, sáng tạo vào thời kỳ mà việc hôn nhân, cưới hỏi trong xã hội người Việt đã có quy củ, nền nếp, có lệ luật hẳn hoi. Theo truyện kể thì đó là thời "Hùng Vương thứ 18", nghĩa là giai đoạn cuối cùng của nước Văn Lang. Hai là, tục thách cưới có thể tạo điều kiện cho người ta lựa chọn chàng rể theo ý muốn. Những lễ vật mà Hùng Vương thứ 18 yêu cầu ("voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng maọ..") thể hiện rất rõ sự "thiên vị", cảm tình của nhà vua đối với Sơn Tinh. Bởi vì tất cả những thứ ấy đều là sản vật của vùng rừng núi, quê hương của Sơn Tinh. Và do đó, việc Sơn Tinh thắng cuộc, lấy được Mị Nương là điều Hùng Vương đã mong muốn và dự kiến, chuẩn bị từ khi thách cưới. Sự thiên vị, cảm tình của Hùng Vương với Sơn Tinh phản ánh thái độ và tình cảm của người Việt thời kỳ Văn Lang với các hiện tượng và thế lực tự nhiên: núi rừng và lũ lụt. Núi rừng chẳng những đã cung cấp đồ ăn, vật dụng hằng ngày cho người Việt cổ mà còn giúp họ thoát chết khi lũ lụt lên cao. Khi chưa có đủ điều kiện và phương tiện trị thủy, thì những dòng nước hung dữ trong mùa lũ lụt quả thực là một tai họa khủng khiếp. Cha ông đã coi đó là tai họa hàng đầu, đáng sợ nhất trong bốn thứ tai họa lớn: "Thủy, hỏa, đạo, tặc". Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân. Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lý tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng. Cơn giận lưu niên "năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" của Thủy Tinh là sự phản ánh và lý giải vô cùng độc đáo, tài tình, hiện tượng bão lụt hằng năm (mang tính chu kỳ) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người. Chi tiết: Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu, Sơn Tinh cũng nâng núi Tản Viên cao lên bấy nhiêu, thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng ít nhiều có tính hiện thực. Bởi vì trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?
/
本文档为【Sơn Tinh】,请使用软件OFFICE或WPS软件打开。作品中的文字与图均可以修改和编辑, 图片更改请在作品中右键图片并更换,文字修改请直接点击文字进行修改,也可以新增和删除文档中的内容。
[版权声明] 本站所有资料为用户分享产生,若发现您的权利被侵害,请联系客服邮件isharekefu@iask.cn,我们尽快处理。 本作品所展示的图片、画像、字体、音乐的版权可能需版权方额外授权,请谨慎使用。 网站提供的党政主题相关内容(国旗、国徽、党徽..)目的在于配合国家政策宣传,仅限个人学习分享使用,禁止用于任何广告和商用目的。

历史搜索

    清空历史搜索